Bạn Biết Gì Lịch Sử Đài Loan ? Du Lịch Việt Promotion chia sẽ một vài thông tin lịch sử về đảo quốc Đài Loan nhé.
Thời tiền sử Đài Loan nối liền với đại lục châu Á trong thời kỳ Pleistocen muộn, kéo dài đến khi mực nước biển dâng lên khoảng 10.000 năm trước. Phát hiện di cốt rời rạc của loài người trên đảo, có niên đại từ 20.000 đến 30.000 năm trước, cũng như các đồ tạo tác sau này của một văn hóa đồ đá cũ. Hơn 8.000 năm trước, người Nam Đảo lần đầu tiên định cư tại Đài Loan.Hậu duệ của họ nay được gọi là thổ dân Đài Loan và có ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Đảo, một ngữ hệ trải rộng khắp Đông Nam Á hải đảo, Thái Bình Dương và Madagascar.
Ngôn ngữ thổ dân Đài Loan có mức độ đa dạng lớn hơn nhiều so với phần còn lại của hệ Nam Đảo, do đó các nhà ngôn ngữ học đề xuất Đài Loan là quê hương của hệ, từ đây các dân tộc đi biển phân tán khắp Đông Nam Á, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Người Hán bắt đầu định cư tại quần đảo Bành Hồ vào thế kỷ XIII, song do các bộ lạc thổ dân Đài Loan đối địch và thiếu tài nguyên mậu dịch có giá trị trong khu vực nên Đài Loan không thu hút người Hán, song thỉnh thoảng có những người mạo hiểm hoặc ngư dân tham gia mậu dịch với thổ dân cho đến thế kỷ XVI. Năm 1281, nhà Nguyên đặt Bành Hồ tuần kiểm ty, cơ quan triều đình đầu tiên tại khu vực Đài Loan. Năm 1384, nhà Minh do thực thi chính sách đóng biển nên đóng cửa sở quan tại Bành Hồ, đến năm 1563 thì đặt lại. Thế kỷ XVII Quang cảnh Pháo đài Zeelandia, vẽ khoảng năm 1635 Công ty Đông Ấn Hà Lan nỗ lực lập một trạm mậu dịch tại Bành Hồ vào năm 1622, song bị quân Minh đánh bại và trục xuất. Năm 1624, công ty này lập một thành trì mang tên Pháo đài Zeelandia trên đảo nhỏ mang tên Tayouan ven bờ Đài Loan, nay là bộ phận của đảo này.
Một nhân viên của công ty sống trên đảo trong thập niên 1650 mô tả các khu vực đất thấp trên đảo bị phân chia giữa 11 tù bang có quy mô khác nhau, từ hai đến 72 khu dân cư. Một số tù bang nằm dưới quyền kiểm soát của Hà Lan, còn số khác duy trì độc lập. Công ty bắt đầu nhập khẩu lao động từ Phúc Kiến và Bành Hồ đến Đài Loan, nhiều người trong số họ ở lại định cư.
Năm 1626, người Tây Ban Nha đổ bộ và chiếm lĩnh miền bắc Đài Loan, tại các cảng Cơ Long và Đạm Thủy ngày nay, nhằm lập căn cứ để bành trướng mậu dịch.
Thời kỳ thực dân này kéo dài trong 16 năm đến năm 1642, khi các thành trì cuối cùng của Tây Ban Nha rơi vào tay Hà Lan. Một nhân vật phản Thanh phục Minh là Trịnh Thành Công đem quân sang Đài Loan và chiếm được Pháo đài Zeelandia vào năm 1662, trục xuất chính phủ và quân đội Hà Lan khỏi đảo. Trịnh Thành Công lập chính quyền, định đô tại Đài Nam ngày nay.
Ông và những người kế vị là Trịnh Kinh (cai trị 1662-1682), và Trịnh Khắc Sảng, tiếp tục các cuộc tấn công vào khu vực ven biển đông nam Trung Quốc đại lục trong thời nhà Thanh.
Thanh trị Năm 1683, quân họ Trịnh chiến bại trong hải chiến Bành Hồ trước quân Thanh dưới quyền Thi Lang, Trịnh Khắc Sảng buộc phải đầu hàng. Khang Hy Đế cho nhập miền tây đảo vào bản đồ Đại Thanh, giao tỉnh Phúc Kiến quản lý, gọi là “phủ Đài Loan”
Ban đầu, nhà Thanh có chính sách tiêu cực với Đài Loan, trong quá trình khai phá miền tây đảo không ngừng đàn áp các bộ lạc và chính quyền thổ dân vùng thấp, thống trị đất đai của họ. Nhà Thanh cưỡng chế hàng chục vạn người Hán cư trú tại Đài Loan về nguyên quán tại Đại lục, hạn chế nghiêm ngặt cư dân nội lục di cư sang Đài Loan.
Tuy nhiên, có không ít người từ các tỉnh duyên hải đại lục mạo hiểm sang Đài Loan, định cư tạm thời tại nửa phía tây của đảo, sau đó dần dần khai khẩn nửa đông của đảo, song số lượng không nhiều. Do quan lại được phái đến thời kỳ đầu có tố chất thấp, cách biệt về ngôn ngữ giữa quan và dân, cũng như chính sách áp bức cao độ với cư dân Đài Loan, nên phát sinh nhiều khởi nghĩa vũ trang hoặc sự kiện náo loạn, như sự kiện Lâm Sảng Văn năm 1786.
Năm 1724, nhà Thanh giáng chỉ cho phép dân Quảng Đông di cư sang Đài Loan, đến cuối thế kỷ XVIII bắt đầu xuất hiện di dân khai khẩn quy mô lớn. Do xung đột trong phân phối đất đai, tại Đài Loan phát sinh chiến đấu giữa các phân nhóm người Hán, ảnh hưởng đến phân bố dân cư trên đảo sau này. Khi đó, người Hán không ngừng xâm chiếm đất đai của thổ dân vùng thấp, khiến nhóm này bị Hán hóa hoặc phải lên vùng núi cao nương nhờ thổ dân địa phương. Trước hiện tượng này, quan lại nhà Thanh yếu kém không ngăn chặn nổi, quan địa phương thậm chí còn lợi dụng để giảm khả năng bạo loạn chống triều đình. Đài Loan từ 1860 trở đi bắt đầu mở cửa một bộ phận cảng cho ngoại thương.
Trong thời kỳ Chiến tranh Nha phiến, hạm đội Anh Quốc có ý đồ chiếm cảng Cơ Long tại miền bắc và cảng Ngô Tê tại miền tây đảo, song đều thất bại. Năm 1874, Nhật Bản nhân sự kiện người Lưu Cầu đi nhầm vào lãnh thổ người thổ dân Bài Loan, tiến hành xuất binh đến bán đảo Hằng Xuân, tức “sự kiện Mẫu Đơn Xã”. Điều này tạo thành một cảnh báo với chính sách của nhà Thanh với Đài Loan, nhà Thanh phái Khâm sai đại thần Thẩm Bảo Trinh sang Đài Loan quản lý, tăng cường lực lượng phòng vệ, cải cách hành chính, tăng cường chính sách để phát triển Đài Loan.
Người kế nhiệm là Đinh Nhật Xương tiếp tục thi hành cải cách, khuyến khích cư dân Quảng Đông và Phúc Kiến sang Đài Loan khai khẩn, cho mở mỏ khoáng sản. Năm 1884, Chiến tranh Pháp-Thanh bùng phát do vấn đề Việt Nam, quân Pháp xuất binh đến quần đảo Bành Hồ và miền bắc Đài Loan. Lưu Minh Truyền được triều đình phái sang Đài Loan, ông nhiều lần đánh bại kế hoạch đổ bộ Đài Loan của Pháp. Năm 1885, nhà Thanh tách Đài Loan khỏi tỉnh Phúc Kiến để lập tỉnh Đài Loan, Lưu Mình Truyền làm tuần phủ. Lưu Minh Truyền tại nhiệm đến năm 1891, ông thiết lập biện pháp phòng ngự, chính lý quân bị, đồng thời phát triển và kiến lập nhiều cơ sở hạ tầng, tuyến đường sắt đầu tiên trên đảo từ Cơ Long đến Tân Trúc khai thông trong thời gian ông tại nhiệm[62]. Tháng 12 năm Quang Tự thứ 20 (1894), Đường Cảnh Tùng nhậm chức Đài Loan tuần phủ.
Do nhà Thanh chiến bại trong Chiến tranh Giáp Ngọ nên phải ký kết Hiệp ước Shimonoseki, cắt nhượng chủ quyền Bành Hồ và Đài Loan cho Nhật Bản. Nhật trị Bản đồ Nhật Bản năm 1911, gồm cả Đài Loan Các quan viên thân sĩ bản địa Đài Loan kháng cự cắt nhượng cho Nhật Bản, tại Đài Bắc họ thành lập Đài Loan Dân chủ quốc, Đường Cảnh Tùng là tổng thống lâm thời.
Đến khi quân Nhật đổ bộ, Đường Cảnh Tùng dời sang Hạ Môn, Lưu Vĩnh Phúc kế nhiệm làm tổng thống tại Đài Nam. Trong vài tháng sau, quân Dân chủ quốc và quân Nhật phát sinh nhiều cuộc giao tranh ác liệt, khiến khoảng 14.000 binh sĩ Đài Loan chiến tử, sử gọi là “Chiến tranh Ất Mùi”, cũng là chiến tranh lớn nhất trong lịch sử Đài Loan.
Sau khi giải quyết thế lực phản kháng, Nhật Bản đặt chức tổng đốc Đài Loan làm quan thống trị tối cao trên đảo. Thời kỳ đầu, chức vụ tổng đốc đều do quân nhân đảm nhiệm để bình định; năm 1898, chính phủ Minh Trị bổ nhiệm tướng lĩnh lục quân Kodama Gentaro làm tổng đốc thứ 4, đồng thời phái Goto Shinpei làm trưởng quan dân chính để phụ tá, từ đó trở đi sử dụng chính sách cai trị cả cương lẫn nhu. Nhật Bản dùng chế độ cảnh sát và chế độ bảo giáp để quản lý Đài Loan, đến Thời kỳ Đại Chính của Nhật Bản, chính cục Đài Loan dần ổn định. Năm 1908, toàn tuyến đường sắt bắc-nam Đài Loan thông suốt, giao thông bắc nam nay chỉ mất một ngày. Năm 1919, Nhật Bản phái Den Kenjiro làm tổng đốc quan văn đầu tiên của Đài Loan, bắt đầu xây dựng lượng lớn các hạng mục cơ sở hạ tầng như nước máy, điện lực, đường bộ, đường sắt, y tế, giáo dục. Người Nhật khuyến khích nông dân Đài Loan trồng mía, lúa; đồng thời khai thác quy mô lớn các tài nguyên tự nhiên của Đài Loan để cung ứng cho nhu cầu công nghiệp nội địa Nhật Bản.
Nhật Bản tiến hành giáo dục ái quốc đối với người Đài Loan, song học sinh Đài Loan thực tế bị phân biệt đối xử hoặc kỳ thị. Vào năm 1938, ước tính có khoảng 309.000 người Nhật định cư tại Đài Loan, sau thế chiến đại đa số họ trở về Nhật Bản. Nhật Bản thi hành “vận động hoàng dân hóa”, giai đoạn một kéo dài từ cuối năm 1936 đến năm 1940 với trọng điểm là “xác lập nhận thức về thời cục, tăng cường ý thức quốc gia”.
Giai đoạn hai kéo dài từ năm 1941 đến năm 1945 có mục đích là thuyết phục người Đài Loan tận trung vì Nhật Bản. Khuyến khích người Đài Loan nói tiếng Nhật đồng thời thi hành giáo dục kiểu Nhật, mặc quần áo kiểu Nhật, thờ phụng Thần đạo Nhật Bản, hoàn toàn Nhật hóa trong sinh hoạt. Nhật Bản vào năm 1945 còn tiến hành quân dịch toàn diện, đưa người Đài Loan sang chiến trường Trung Quốc và Đông Nam Á. Sau năm 1944, do bị Đồng Minh 25 lần không kích, sản xuất nông-công nghiệp của Đài Loan giảm xuống mức thấp nhất vào trước khi kết thúc đại chiến.
Tháng 4 năm 1945, Thiên hoàng Hirohito ban bố chiếu thư về người Triều Tiên và Đài Loan tham chính, đồng thời thông qua cải cách tuyển cử nghị viện, cấp cho người Đài Loan quyền tham chính và tham chiến như người Nhật Bản nội địa. Ngày 14 tháng 8 cùng năm, Thiên hoàng Hirohito ra tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, Thế chiến II kết thúc. Tưởng Giới Thạch phái Trần Nghi cử hành lễ tiếp nhận đầu hàng của quân Nhật tại Đài Bắc vào ngày 25 tháng 10 năm 1945, đồng thời thay mặt Đồng Minh chiếm lĩnh quân sự Đài Loan và Bành Hồ. Thời chuyên chính Dân Quốc Tổng thống Tưởng Giới Thạch trong lễ kỷ niệm quốc khánh năm 1966 Do các nhân tố như cơ quan quản lý hành chính Đài Loan thi hành chính sự sai lầm, Đài Loan vào năm 1947 bùng phát sự kiện 28 tháng 2 chống đối chính phủ Quốc dân Ngày 25 tháng 12 năm 1946, Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc được thông qua, song bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bác bỏ, quan hệ Quốc-Cộng chính thức tan vỡ. Nhằm đối phó với nội chiến, Quốc hội vào năm 1948 thông qua “Điều khoản lâm thời thời kỳ động viên dẹp loạn”.
Tình thế chiến tranh dần trở nên bất lợi cho Quốc quân Trung Hoa Dân Quốc, cuối cùng bị Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đánh bại với hậu thuẫn của Liên Xô, Đảng Cộng sản thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào tháng 10 năm 1949 tại Bắc Kinh. Tháng 12 cùng năm, Tưởng Giới Thạch hạ lệnh chính phủ rút sang khu vực Đài Loan, chọn Đài Bắc làm thủ đô lâm thời. Chính phủ Quốc dân đưa vàng và ngoại hối dự trữ đến Đài Loan, rất nhiều bộ đội, và khoảng 1-2 triệu cư dân cũng rút sang khu vực Đài Loan.
Ban đầu, Hoa Kỳ bỏ rơi Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, nhận định Đài Loan sẽ nhanh chóng bị cộng sản chiếm lĩnh. Tuy nhiên, sau khi bùng phát Chiến tranh Triều Tiên vào năm 1950[88], Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman thay đổi lập trường, phái Hạm đội 7 đến trú tại eo biển Đài Loan, phòng ngừa hai bên phát sinh xung đột. Đầu thập niên 1950, binh sĩ Trung Hoa Dân Quốc cũng triệt thoái khỏi đảo Hải Nam, đảo Đại Trần, đặt trọng tâm vào Đài Loan, Bành Hồ, Kim Môn, Mã Tổ. Sau đó, Hoa Kỳ thông qua “Điều ước phòng ngự chung Trung-Mỹ” và “Quyết định Formosa 1955” nhằm can thiệp tình hình khu vực, khiến cho chính phủ Trung Hoa Dân Quốc có thể duy trì thống trị khu vực Đài Loan.
Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đồng thời chủ trương có chủ quyền với Trung Quốc đại lục và Ngoại Mông Cổ. Do ảnh hưởng từ cục thế Chiến tranh Lạnh, Liên Hiệp Quốc và đa số quốc gia phương Tây tiếp tục công nhận Trung Hoa Dân Quốc là chính phủ hợp pháp đại diện cho “Trung Quốc”. Mặc dù mất quyền cai trị Trung Quốc đại lục, phạm vi thống trị chỉ còn khu vực Đài Loan, song chính phủ vẫn lập kế hoạch quân sự phản công đại lục. Đối diện với phe đối lập có chủ trương Đài Loan độc lập, cải cách bầu cử quốc hội, chủ trương thực thi dân chủ có thể dẫn đến cạnh tranh, và uy hiếp của bộ đội cộng sản, Quốc hội dựa vào “Điều khoản lâm thời thời kỳ động viên dẹp loạn” sửa đổi để phát triển chính thể chuyên chế, chính phủ độc đảng do Quốc Dân đảng nắm ưu thế tuyệt đối. Trung Quốc Quốc dân Đảng trong khi cải cách tổ chức từ thập niên 1950 đến thập niên 1960, cũng không ngừng đàn áp người có lập trường chính trị bất đồng, khiến về sau họ không thể tập hợp phản đối thế lực Quốc Dân Đảng.
Trong thời kỳ khủng bố trắng tại Đài Loan, có 140.000 người bị giam cầm hoặc hành quyết do bị cho là phản đối Quốc Dân Đảng, thân cộng sản Chuyển đổi chính trị và kinh tế Thời kỳ đầu, chính phủ tỉnh Đài Loan ngoài thi hành chính sách tự trị địa phương, hợp tác xã, giáo dục cơ sở, còn xúc tiến các cải cách ruộng đất như giảm tô, chuyển nhượng đất công, giảm tiền thuê đất, giúp ổn định phát triển nông nghiệp đồng thời cung cấp một lượng lớn nguyên vật liệu và thực phẩm.
Đồng thời dựa vào đó thi hành chế độ kinh tế hiện đại hội nhập thị trường, xúc tiến phát triển doanh nghiệp dân doanh và công thương nghiệp, trở thành mô hình định hướng gia công xuất khẩu. Thập niên 1960 đến thập niên 1970, chính phủ xúc tiến mạnh mẽ chuyển đổi hình thái kinh tế theo định hướng công nghiệp hóa và kỹ thuật. Nhờ tiền vốn từ Hoa Kỳ và nhu cầu sản phẩm của thị trường này , kinh tế Đài Loan tăng trưởng nhanh chóng, thậm chí được gọi là “kỳ tích Đài Loan”.
Thập niên 1970, tăng trưởng kinh tế Đài Loan chỉ đứng sau Nhật Bản tại châu Á, và được xếp vào nhóm Bốn con rồng châu Á cùng Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore . Tháng 3 năm 2014, phong trào sinh viên Hoa Hướng Dương chiếm lĩnh Lập pháp viện nhằm phản đối một hiệp định mậu dịch với Đại lục Năm 1971, Liên Hiệp Quốc thông qua “Nghị quyết 2758” thừa nhận chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là đại biểu hợp pháp của “Trung Quốc”.
Sau đó, Trung Hoa Dân Quốc chỉ còn duy trì quan hệ ngoại giao với thiểu số quốc gia, quốc tế cũng chuyển sang gọi là “Đài Loan” hoặc “Trung Hoa Đài Bắc”. Sau khi Tưởng Giới Thạch mất năm 1975, Nghiêm Gia Cam kế nhiệm, sau đó Tưởng Kinh Quốc làm tổng thống trong hai nhiệm kỳ. Do chính phủ vẫn lấy lệnh giới nghiêm để khống chế truyền thông, đàn áp phe phản đối và cấm lập đảng, trong thập niên 1970 Trung Hoa Dân Quốc bị xem là quốc gia phi dân chủ. Năm 1979, hoạt động kháng nghị tại thành phố Cao Hùng bị cảnh sát trấn áp, xúc tiến thế lực phản đối trong nước đoàn kết.
Đối diện áp lực quốc tế và vận động ngoài đảng, chính phủ triển khai công tác dân chủ hóa, đảng đối lập đầu tiên là Đảng Dân chủ Tiến bộ thành lập vào năm 1986. Năm sau, chính phủ tuyên bố giải trừ giới nghiêm, bỏ cấm lập đảng, mở cửa lĩnh vực báo chí-xuất bản.
Sau khi Tưởng Kinh Quốc mất vào năm 1988, Lý Đăng Huy kế nhiệm, ông nhiều lần sửa hiến pháp, xúc tiến bãi bỏ quốc hội vạn niên (đại biểu nhiệm kỳ vô hạn đại diện cho các khu vực tại Đại lục), cải cách toàn diện bầu cử quốc hội. Đài Loan diễn ra một loạt phát triển dân chủ hóa, dẫn tới bầu cử tổng thống trực tiếp lần đầu tiên vào năm 1996, kết quả là Lý Đăng Huy thắng cử.
Năm 2000, ứng cử viên của Đảng Dân chủ Tiến bộ là Trần Thủy Biển đắc cử tổng thống, kết thúc thời kỳ Quốc Dân Đảng nắm quyền. Trong tám năm chấp chính, Trần Thủy Biển xúc tiến bản địa hóa Đài Loan, song do đảng của ông không kiểm soát Lập pháp viện nên gặp bất lợi trong thực thi chính sách, cuối nhiệm kỳ liên tiếp chịu nghi vấn. Ứng cử viên Quốc Dân Đảng là Mã Anh Cửu thắng cử tổng thống vào năm 2008 và năm 2012, đồng thời đảng này tiếp tục giành đa số ghế trong Lập pháp viện.
Mã Anh Cửu chủ trương xúc tiến tăng trưởng kinh tế và cải thiện quan hệ hai bờ eo biển. Năm 2016, ứng cử viên của Đảng Dân chủ Tiến bộ là Thái Anh Văn đắc cử tổng thống, đảng này cũng lần đầu giành quá bán số ghế trong Lập pháp viện.
Nguồn Tổng Hợp.