Du Lịch Cao Bằng khám phá làng cổ Hoài Khao.

Khung cảnh, nếp sống yên bình của xóm của người Dao Tiền tại thung lũng ruộng bậc thang Hoài Khao, huyện Nguyên Bình – tỉnh Cao Bằng như níu chân du khách.

Du Lịch Cao Bằng khám phá làng cổ Hoài Khao.

 

Toàn cảnh thung lũng Hoài Khao nằm ở độ cao gần 1.000 m so với mực nước biển thuộc xã Quang Thành, cách trị trấn Nguyên Bình, huyện Nguyên Bình khoảng 20 km và cách TP Cao Bằng khoảng 60 km.
Bộ ảnh “Bình yên xóm cổ Hoài Khao” dưới đây do hai nhiếp ảnh gia Hà Kim Cương và Nguyễn Sơn Tùng, sống tại Cao Bằng thực hiện vào đầu tháng 7/2021. Hai tác giả cùng có niềm đam mê nhiếp ảnh, quay phim ghi lại cảnh vật và nhịp sống con người vùng cao, giới thiệu du khách những điểm đến hoang sơ, yên bình trên mảnh đất Cao Bằng. Trong đó xóm cổ Hoài Khao, nơi sinh sống của 34 hộ, tất cả là người Dao Tiền mới được hai người khám phá.

Du Lịch Cao Bằng khám phá làng cổ Hoài Khao.

Đường đến Hoài Khao dễ đi lại, có khoảng 20 nhánh đường bê tông tại các ngõ, xóm dài hơn 1 km. Vào tháng 10/2020, xóm Hoài Khao được huyện Nguyên Bình chọn làm điểm du lịch cộng đồng, do giữ gìn được những giá trị văn hóa, nếp sống giàu bản sắc của người Dao Tiền. Hiện nay Hoài Khao có 3 hộ triển khai làm điểm du lịch cộng đồng, tuy nhiên năm nay không đón được nhiều du khách do ảnh hưởng của Covid-19.

[Caption]v

Nhiếp ảnh gia Sơn Tùng bắt được khoảnh khắc với cảnh núi, đồi và ruộng bậc thang nép mình thung lũng. Người dân ở đây chủ yếu canh tác vụ lúa hè do có mưa, ngoài ra dựa vào nguồn nước tự nhiên từ suối.

[Caption]d

Du khách đến Hoài Khao sẽ bắt gặp hình ảnh sàn gỗ được dựng ở giữa đồng, nơi thực hiện nghi lễ cấp sắc của người Dao Tiền, tổ chức cho nam giới từ 9 tuổi trở lên, để đặt tên âm (tên cúng cơm), danh xưng sẽ được sử dụng sau khi họ qua đời. Nghi lễ cấp sắc là một nghi thức quan trọng và giàu truyền thống, thanh niên Dao Tiền đến tuổi đều phải trải qua lễ này mới được coi là trưởng thành về mọi mặt và tổ tiên công nhận.

Du Lịch Cao Bằng khám phá làng cổ Hoài Khao.

Ngoài cây lúa, thì người dân còn trồng ngô làm lương thực. Sau khi thu hoạch ngô được phơi khô và bảo quản trong các kho riêng.

[Caption]d

Hoài Khao không chỉ có cảnh quan yên bình, mà còn giữ gìn giá trị văn hóa, điển hình như kiến trúc nhà cổ bằng gỗ, 3 – 5 gian, lợp bằng ngói âm dương. Ngoài nếp nhà chính để sinh hoạt, mỗi gia đình có một kho chứa thóc làm bằng gỗ nằm tách biệt với nhà chính.

[Caption]d

Dân tộc Hoài Khao có hai dòng họ lớn là họ Chu và họ Lý. Phía bên hông nhà xây dựng miếu thờ làm bằng đá để thờ tổ tiên gia đình.

[Caption]d

Góc núi đồi, thung lũng Hoài Khao nhìn từ khung cửa bên trong gian nhà cổ. Nếp sống người Hoài Khao dựa vào thiên nhiên, bảo vệ môi trường cùng với nét hoài cổ mang đến nhiều trải nghiệm cho du khách khi tìm hiểu, tham quan và chụp ảnh.

[Caption]f

Anh Hà Cương cho biết nhà cửa người Dao Tiền ở Hoài Khao luôn sạch sẽ, được tu sửa khang trang và xung quanh thoáng mát để cùng cả xóm phát triển điểm du lịch cộng đồng, còn người dân thì luôn niềm nở khi nói chuyện với khách.

Trang phục truyền thống của người Dao Tiền chủ yếu được làm bằng vải chàm, sử dụng sáp ong tạo nên những hoa văn riêng, gồm có 6 bộ phận chính là áo trong, áo khoác ngoài, chân váy, đai lưng, vải bó chân và khăn quấn đầu. Khăn quấn đầu này là mảnh vải trắng, trước khi đem nhuộm chàm dài khoảng 1,5 - 2m, rộng khoảng 30 cm, vắt chéo hai đầu khăn trước trán tạo nên hình sừng khi đội trên đầu. Ngoài ra, người dân còn đeo các loại trang sức bạc để làm điểm nhấn cho bộ trang phục. Mỗi người có một bộ vòng bạc riêng, mỗi bộ nặng khoảng 1 kg bạc, bao gồm 7 chiếc vòng có kích thước từ nhỏ đến lớn.

Trang phục truyền thống của người Dao Tiền chủ yếu được làm bằng vải chàm, sử dụng sáp ong tạo nên những hoa văn riêng, gồm có 6 bộ phận chính là áo trong, áo khoác ngoài, chân váy, đai lưng, vải bó chân và khăn quấn đầu. Khăn quấn đầu này là mảnh vải trắng, trước khi đem nhuộm chàm dài khoảng 1,5 – 2m, rộng khoảng 30 cm, vắt chéo hai đầu khăn trước trán tạo nên hình sừng khi đội trên đầu.
Ngoài ra, người dân còn đeo các loại trang sức bạc để làm điểm nhấn cho bộ trang phục. Mỗi người có một bộ vòng bạc riêng, mỗi bộ nặng khoảng 1 kg bạc, bao gồm 7 chiếc vòng có kích thước từ nhỏ đến lớn.

[Caption]đ

Phụ nữ Dao Tiền sử dụng sáp ong được đun nóng để in hoa văn trên áo, sau đó thêu hình cây cỏ, muông thú và hình người biểu lộ rõ trong tín ngưỡng văn hóa, tạo nên sự tinh tế của trang phục. Theo anh Hà Cương, để duy trì nghề truyền thống in váy thổ cẩm bằng sáp ong, người dân luôn bảo vệ đàn ong rừng (ong Khoái) tại khu rừng của xóm.

Huỳnh Phương
Ảnh: Nguyễn Sơn Tùng, Hà Cương